Phát triển bản thân

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG LÃNH ĐẠO – VÍ DỤ VỀ TƯ DUY HỆ THỐNG MỚI NHẤT 2022

Tiếp nối chuỗi bài viết trong chuyên mục Phát triển Tư Duy  để Phát Triển Bản Thân. Hôm nay doanday.com sẽ cùng chia sẻ với các bạn về tầm quan trọng của Tư Duy Hệ Thống Trong Lãnh Đạo và Ví Dụ Về Tư Duy Hệ Thống nhé .!

tư duy hệ thống trong lãnh đạo

 

TƯ DUY HỆ THỐNG LÀ GÌ !? VÍ DỤ VỀ TƯ DUY HỆ THỐNG

Nếu chủ động quan sát bạn sẽ thấy rằng khi đối mặt với một vấn đề, những người không có tư duy hệ thống thường tìm cách giải quyết vấn đề một cách tạm thời, gói gọn trong khả năng hạn chế của bản thân. Cho dù nó có lặp đi lặp lại hoặc ảnh hưởng đến người khác, bộ phận khác, hay toàn bộ tổ chức hay không, họ chưa bao giờ nghĩ hay quan tâm về nó.

Những người giải quyết vấn đề chắp vá này được gọi là những người tư duy không có hệ thống. Có những vấn đề họ giải quyết tới lui hoài mà không đặt câu hỏi tại sao nó xảy ra. Họ chỉ lao đầu vào như một con rô bốt để giải quyết vấn đề trên bề mặt.

Ngược lại, một người có tư duy hệ thống là người giải quyết vấn đề đến tận gốc rễ, Họ nghĩ rộng hơn và sâu hơn, họ đặt câu hỏi về nguyên nhân của vấn đề để nhìn ra vấn đề từ bức tranh tổng thể. Cùng với việc tìm phương pháp giải quyết vấn đề triệt để, không cho nó lặp đi lặp lại.

VÍ DỤ VỀ TƯ DUY HỆ THỐNG : CÂU CHUYỆN THẦY BÓI XEM VOI

Một trong những ví dụ nổi tiếng về tư duy hệ thống mà ai cũng biết là câu chuyện “thầy bói xem voi”.

Chuyện kể rằng: Ngày xưa trong một ngôi làng có sáu vị thầy bói mù, mỗi người đều than phiền rằng không biết hình dáng của con voi như thế nào. Một hôm, sáu ông thầy bói bỗng nghe thấy tiếng người kêu có voi vào làng, nên quyết định đến sờ voi xem  thế nào.

Mỗi người chỉ sờ vào một bộ phận của con voi và phán:

-Người thứ nhất sờ vào chân con voi và nói: “Tôi nghĩ con voi là 1 cái cột”

-Người thứ hai sờ vào đuôi và nói: “Ồ không,  là một sợi dây ‘

-Người thứ ba sờ vào vòi voi và nói: “Không phải vậy, đó là một con trăn”

-Người thứ tư sờ vào tai và nói: “Đó là một cái quạt tre lớn”

-Người thứ năm sờ vào bụng, nói: “nó là một bức tường lớn”

-Người thứ sáu sờ vào ngà voi và kết luận “nó là 1 cái ống đặc”

Là một câu chuyện dân gian nhưng vẫn có những ý nghĩa thiết thực trong kinh doanh ở thời đại ngày nay :

– Tư duy sản phẩm, nhưng  bỏ qua giai đoạn nghiên cứu thị trường, sản xuất, tung ra sản phẩm rồi mặc kệ đội ngũ bán hàng

– Dồn chi phí cho marketing rầm rộ nhưng năng lực nội bộ công ty chưa đủ lớn , năng lực sản xuất không đủ đáp ứng.

– Các bộ phận thường đổ lỗi cho nhau, nhưng rồi không ai chịu trách nhiêm và tìm phương hướng giải quyết vấn đề.

Tư duy hệ thống không chỉ  là giải quyết các vấn đề trong cuộc sống mà còn là tư duy hệ thống trong mọi công việc.

Mọi vấn đề trong một tổ chức hay doanh nghiệp đều tồn tại trong một hệ thống tổng thể, vì vậy bạn cần phải đóng gói nó thành một hệ thống để giải quyết tất cả các khía cạnh. Chỉ khi đó, vấn đề mới được giải quyết tận gốc và bạn tránh được những rủi ro không đáng có.

 tư duy hệ thống

 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG LÃNH ĐẠO

Tư duy hệ thống đóng một vai trò rất quan trọng trong lãnh đạo. Vai trò quan trọng nhất đó là thiết kế và vận hành hệ thống. Tư duy hệ thống đòi hỏi phải nhìn mọi thứ từ góc độ bao quát và tổng thể, cùng với những mối tương quan với môi trường. Đây là loại tư duy vận động và không ngừng phát triển. Tư duy này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải:

-Toàn diện: Xem xét toàn cảnh để nhìn thấy bức tranh tổng thể .Thấy tất cả các thành phần của hệ thống.

– Không bỏ qua các chi tiết: Ngay cả từ góc độ rộng lớn, các nhà lãnh đạo cũng không bỏ qua các chi tiết. Cân bằng giữa bức tranh lớn và các chi tiết là một thách thức lớn.

– Mối quan hệ giữa các thành phần: Đặc điểm quan trọng của một hệ thống không chỉ nằm ở các thành phần mà ở mối liên hệ giữa các thành phần. Tư duy này đòi hỏi phải xác định và thúc đẩy  kết nối giữa các thành phần để hệ thống hoạt động trơn tru.

-Phá bỏ hệ thống: Nếu cần, hãy tiến thêm một bước nữa và phá bỏ hệ thống cũ để xây dựng hệ thống mới. Cả xây dựng và phá hủy (cái cũ) đều quan trọng như nhau trong tư duy lãnh đạo

phương pháp tư duy hệ thống

 

6 PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỆ THỐNG

1.Liên Kết

Phương pháp tư duy hệ thống này sẽ giúp bạn thay đổi tư duy từ tuyến tính sang hình tròn. Bạn có thể hình dung những thông tin trên là đường một chiều, nhưng nhờ áp dụng phương pháp liên kết, các thông tin được liên kết với nhau một cách khoa học.

Phương thức liên kết còn được hiểu là sự  trao đổi sự vật để sinh tồn. Con người cần  O2, thức ăn, nước uống, ánh sáng để sinh trưởng, cây cối cung cấp O2, CO2 …

Trong công việc, để hoàn thành một công việc hay một dự án nào đó thì tất cả các bộ phận đều phải hoàn chỉnh, tất cả cùng phối hợp để thực hiện đạt kết quả tốt nhất. Điều này giúp công việc được hoàn thành  nhanh hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn.

2.Kết hợp để tạo ra những yếu tố mới

Những điều tuyệt vời đều được  tạo nên từ những thành phần nhỏ nhất. Khi các yếu tố được liên kết với nhau với mức độ nhất quán, chúng  trở nên tuyệt vời và có giá trị lớn.

Trong một tổ chức, doanh nghiệp hay tập đoàn, khi các nhân viên được giao những công việc phù hợp với khả năng của họ trong một dự án, thì sự  tương tác giữa họ sẽ giúp đạt được kết quả công việc tốt hơn. 1 cái bàn gỗ thường bao gồm các miếng gỗ nhỏ được cắt và xẻ theo kích thước của các bộ phận riêng lẻ mà tạo thành

3.Tổng hợp

Tổng hợp là tạo ra một cái gì đó mới bằng cách kết hợp các yếu tố có liên quan lại với nhau. Khi thấy chúng có mối liên hệ với nhau, bạn có thể kết hợp để tạo  ra một cái gì đó mới. Nếu lãnh đạo một tổ chức, doanh nghiệp hay tập đoàn muốn xây dựng một đội nhóm cho một dự án sắp tới, anh ta cần phải biết người của mình giỏi và mạnh ở  điểm nào để làm việc cùng nhau và đạt được kết quả tốt nhất.

4.Vòng phản hồi

Vòng phản hồi là phương pháp tư duy hệ thống giúp điều chỉnh và cân bằng các yếu tố liên kết với nhau. Khi một yếu tố được kích hoạt và phát triển quá mức nhưng ảnh hưởng đến những yếu tố khác, vòng phản hồi sẽ bắt đầu can thiệp .

Trong 1 đội nhóm, nếu một nhân viên có kết quả làm việc không tốt làm ảnh hưởng đến các đồng nghiệp khác, thì lãnh đạo phải tính đến việc thay đổi nhân sự hay tiếp tục hỗ trợ họ hoàn thành công việc đó.

5.Quan Hệ Nhân quả

Trong tư duy hệ thống, quan hệ nhân quả là một cách giải thích các yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào. Đây là phương pháp dẫn đến một góc nhìn sâu hơn về các yếu tố còn lại. Nếu bạn làm việc chăm chỉ và thông minh, tất nhiên bạn sẽ nhận được kết quả tuyệt vời.

6.Lập sơ đồ hệ thống

Đây là một trong những phương pháp chính của tư duy hệ thống. Khi lập sơ đồ hệ thống bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ các yếu tố  khác liên quan đến liên kết, tổng hợp, và quan hệ nhân quả …

 lợi ích của tư duy hệ thống

4 LỢI ÍCH CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG

Tư duy hệ thống là quá trình bạn hiểu cách mọi thứ hoạt động và cách chúng kết nối với nhau. Vậy những lợi ích của tư duy hệ thống là gì !?

Có 4 lợi ích có thể kể đến như  :

1.Học  nhanh hơn

Lợi ích tư duy hệ thống cho phép bạn  nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể và suy ra sự tương tác giữa các thành phần với nhau. Ví dụ, khi  một sản phẩm được tung ra thị trường, nó không phải là một sản phẩm đơn lẻ mà là một tập hợp kinh nghiệm tổng hợp tích hợp tất cả các giai đoạn của sản phẩm như nghiên cứu, sản xuất, giao hàng, v.v.làm cho chúng trở nên hoàn hảo với và cùng nhau tạo thành một sản phẩm thành công.

2.Giải quyết nhanh chóng đến các vấn đề

Thực tế khi giải quyết vấn đề, bạn sẽ gặp những khó khăn mà những khó khăn này không đến một cách riêng lẻ mà có mối quan hệ với nhau. Phương pháp tư duy có hệ thống này giúp cung cấp một giá trị thực và tránh tạo ra những vấn đề, hậu quả không mong muốn.

3.Thích ứng nhanh

Lợi ích tư duy hệ thống là tiếp cận các vấn đề 1 cách nhanh chóng để hiểu lý do tại sao các sự vật, hiện tượng lại xảy ra như vậy và cách để cải thiện tình trạng đó.

4.Đổi mới nhanh chóng

Có một điều không bao giờ thay đổi trong cuộc sông này đó chính là sự thay đổi. Mọi việc trong cuộc sống đều thay đổi, vì thế giải pháp tốt nhất chính thay đổi để giải quyết.

rèn luyện tư duy hệ thống

RÈN LUYỆN TƯ DUY HỆ THỐNG NHƯ THẾ NÀO !?

Tư duy hệ thống rất có lợi trong cuộc sống ngày càng phức tạp như hiện nay. Phát triển tư duy này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc và phát triển sự nghiệp của mình.

4 cách rèn luyện tư duy hệ thống sau sẽ giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo kiệt xuất

1.Học hỏi từ các nguồn sẵn có: Bạn có thể tham gia các khóa học trực tuyến, tham dự hội nghị, đọc các bài báo trên blog và sách, nghe podcast, trò chuyện với các nhà lãnh đạo trong và ngoài ngành của bạn, xem phim tài liệu, học hỏi từ nhóm của bạn và  cải thiện kỹ năng của bạn.

2.Khám Phá Thành Kiến Của Bạn: Trong Kho Truyện Cổ Tích Việt Nam, có một câu chuyện kể về 6 ông thầy bói mù xem voi.Mỗi người sờ một bộ phận nhưng vì những giả định và thành kiến ​​của mình mà họ cản trở nhau hiểu được con voi trông như thế nào. Những thành kiến ​​có thể cướp đi sự đổi mới của bạn và ngăn cản bạn trải qua quá trình phát triển bản thân. Để nhận thức được các thành kiến ​​của mình, bạn cần phải thực hiện một cuộc hành trình nhìn vào bên trong và quan sát suy nghĩ của mình,.

3.Thiết lập mục tiêu của bạn: Tư duy hệ thống sẽ không bao giờ xảy ra nếu bạn không đặt ra tầm nhìn dài hạn. Bạn sẽ không hiểu tại sao bạn phải dành thời gian cuối tuần để học  khi bạn có thể ngủ thêm vài giờ. Nó là để thăng tiến trong sự nghiệp của bạn ? Để cải thiện vai trò của bạn trong xã hội hay đơn giản hơn nó sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về cuộc sống !? Tầm nhìn truyền cảm hứng cho bạn hệ thống lại cuộc đời mình.

4.Suy nghĩ 1 cách có hệ thống: Tư duy hệ thống là cần phải học tập và cải tiến suốt đời. Nó cũng gắn  liền với nguyên lý tảng băng trôi, nó nói rằng các sự kiện có thể nhìn thấy được là không đáng kể so với những gì có thể nhìn thấy được. Có nhiều tảng băng bên dưới mực nước hơn, so với những gì chúng ta thấy. Đó là những điều bạn cần tìm hiểu và giải quyết nhiều hơn những gì bạn có thể thấy. Khi đối mặt với một thách thức, hãy suy nghĩ theo hệ thống.Hiểu chi tiết của vấn đề. Tìm ra điểm đòn bẩy của bạn. Đánh giá, điều chỉnh và cải thiện các mô hình của bạn hơn nữa.

SÁCH HAY VỀ TƯ DUY HỆ THỐNG DOANDAY.COM MUỐN GIỚI THIỆU ĐẾN BẠN

” Tư Duy Có Hệ Thống ”

 

tu duy co he thong

 

Trên từng trang sách, Daniel J. Levitin thể hiện sự hiểu biết sâu sắc hơn bất cứ nhà thần kinh học nào mà tôi biết. Tư duy có hệ thống là cuốn sách đầy trí tuệ, quan trọng và được viết một cách sắc sảo”. Đó là những lời nhận xét hay nhất của Daniel Gillbert – Đại học Harvard, tác giả cuốn Stumbling on Happiness (Tình cờ gặp hạnh phúc) nói về Tư duy có hệ thống. Còn bạn sẽ cảm nhận cuốn sách này như thế nào? Cùng đọc và chia sẻ với Doanday.com nhé!

LỜI KẾT: Với những vai trò và lợi ích mà Tư Duy Hệ Thống mang lại trong quá trình phát triển tư duy, phát triển bản thân. Doanday.com hi vọng bài viết này mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và có giá trị.

Thao khảo thêm :

Tư duy tích cực là gì 

Tư duy logic là gì

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *